5 thói quen siêu quen mà bất kì ai cũng nên sở hữu

5 thói quen siêu quen mà bất kì ai cũng nên sở hữu

Có một triết gia cổ thông thái đã từng nói: 

"Chúng ta là những gì chúng ta làm mỗi ngày. Do đó, sự xuất sắc không phải là một hành động, mà là một thói quen." - Aristotle (1)

Thật vậy, càng đọc lại, càng sống và càng trải nghiệm tôi càng thấm thía câu nói này. Rất thâm thúy và minh triết. Chúng ta chính là thứ mà ta làm mỗi ngày, bất kể là làm gì. Nếu mỗi ngày tôi chỉnh sửa ảnh và nâng cao trình mỗi bức ảnh thì đến cuối cùng tôi sẽ chỉnh càng đẹp, càng tốt và chuyên nghiệp hơn. Tương tự, nếu hôm nào tôi cũng làm công việc chỉnh sửa video và học hỏi cải thiện từng chút một, không gián đoạn ngày nào thì đến một thời điểm nào đó tôi sẽ trở thành một chuyên gia chỉnh sửa video trong lĩnh vực đó.

Biết là thế đấy, nhưng thói quen vừa là một người bạn thân chân thành, thẳng thắn dẫn dắt ta tới những điều tốt đẹp và khuyên ta phải làm gì tốt cho bản thân mình. Nhưng cũng là một kẻ xấu xa đang tìm mọi cách vùi dập chúng ta xuống và không cho chúng ta có cơ hội vực dậy, vươn lên và thoát khỏi gông cùm của nó. Có thể coi đây giống như "ảo thuật vĩnh cửu - Tsukuyomi (2)" của tộc Uchiha. Người muốn thoát ra hoặc phải cùng sở hữu con mắt đặc biệt này hoặc phải là tộc nhân của tộc Uchiha. Tuy nhiên, phần đông là những người bình thường thì khó lòng thoát được một khi thói quen đã cắm sâu, bén rễ. Và tất nhiên, tôi cũng không ngoại lệ.

Dạo gần đây, tôi đã bị chìm trong một số thói quen xấu mà không sao thoát ra được. Có lẽ một phần đến từ môi trường sống và lịch trình sinh hoạt. Nhưng tôi quyết tâm thay đổi những thói quen này từ đây. Tại sao tôi cần thay đổi? Vì những thói quen này khiến cuộc sống của tôi càng ngày càng xáo trộn và hỗn độn. Chưa kể việc tôi không thực sự tận hưởng được cuộc sống và công việc nữa.

Đầu tiên, phải kể đến...

1. Thói quen ngủ muộn, dậy thì...cũng sớm đấy!

5 thói quen siêu quen mà bất kì ai cũng nên sở hữu
Thói quen ngủ muộn, dậy sớm

Cứ tưởng ngủ muộn dậy muộn chứ nhỉ? Ài, thì tôi cũng muốn thế chứ! Thức đêm mà, ai mà chẳng thấy buồn ngủ và muốn ngủ bù hôm sau. Nhưng động lực nào "nhấc" tôi dậy được thế? Hẳn phải mạnh mẽ và có sức mạnh siêu nhiên lắm đây. Vâng! Xin được giới thiệu, anh tiền lương đó ạ! 

Xin đừng cười vội!! Haiz... Tôi cũng giống bạn đấy. Bị thúc bởi động lực mà mình không muốn đó là động lực. Dậy rồi, làm nhanh thói quen sáng, chạy bộ, đọc một tí, ăn sáng hoặc ăn trước đọc sau. Nhưng thường đọc được 10-15p, cố lì thì chiếm dụng 10-15p của công ty thì mình khác gì kẻ mạt hạng. Tôi thấy không đáng để làm thế. Nếu cần thì bù lúc nghỉ trưa hoặc tối dành 30p đọc chill tận hưởng. Văn minh thế kỉ 21, khi con người "có khả năng" định cư trên một hành tinh nào đó màu đỏ không xa nữa (3) thì tôi không muốn bị coi là một kẻ thiếu văn minh và chuyên nghiệp. Tôi đã sớm nhận ra những hành động kiểu như vậy sẽ không được đánh giá cao nơi làm việc. Và cái gì cũng có cái giá của nó, bạn sẽ luôn nhận lại giá trị tương xứng công sức lao động bạn bỏ ra. Nếu bạn chiếm dụng thời gian công ty thuê bạn làm để làm việc riêng thì nếu có nhận được số tiền đó, bạn cũng khó giữ được hay đơn giản là chi tiêu không cần thiết và lãng phí vô nghĩa. Thế nên, tôi cũng rất sợ những thứ miễn phí, vì tôi đang suy nghĩ xem "cái phí" thực sự là gì? Là thời gian, sự chú ý, công sức, trí tuệ, tiền bạc sau này, thông tin cá nhân hay tất cả? Thà tôi trả phí luôn, tôi nhìn rõ mình đã tốn bao nhiêu, cần nỗ lực thêm gì...thay vì những thứ không rõ ràng trong toan tính của những kẻ khác.   

Quay lại vấn đề ngủ sớm (dậy sớm tôi làm được rồi nên tạm chưa nhắc tới nhé! Cảm ơn tiền lương đã cho tôi động lực, hãy tiếp tục động viên tôi như thế nhé! :D ). Thường thì tôi toàn nhẹ thì 11-12h, nặng thì 1-3h sáng (gọi đêm hay sáng nhỉ?) mới chịu đi ngủ. Và hậu quả là giấc ngủ bị rút ngắn lại, thiếu ngủ, sáng phải dậy sớm khiến cơ thể thiếu năng lượng, uể oải,.. Việc thực hiện thói quen buổi sáng cũng rất qua loa, đại khái, thiếu chiều sâu. Chưa kể việc tôi ngồi máy tính đêm, với ánh sáng từ máy tính khiến da mặt có dấu hiệu rỗ, lỗ chân lông bắt đầu to hơn và da không có thời gian phục hồi. Tệ thật đấy. Thêm nữa là khi không có thời gian nghỉ, các cơ quan khác trong cơ thể cũng bắt đầu lên tiếng. Và trí mạn.g nhất với người ham học hỏi đó là suy giảm trí nhớ. Khi mà giấc ngủ Nrem và Rem đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng (4). 

(Tiếp 1/4/25)

    Tôi đã lên kế hoạch viết hoàn thiện bài này nhưng cứ chần chừ mãi mà không viết xong được. Cho tới tối nay (giờ là 8:30 pm) khi mà tôi đã về quê và đầu tư cho một chiếc bàn rộng, đẹp để máy tính và một cái ghế êm ái để ngồi viết bài thì thật có lỗi với bản thân và người đã mua bàn ghế cho tôi nếu tôi không chịu khó viết và tạo thêm thu nhập. Tình hình là trước đó tôi phải ngồi với chiếc bàn gập học sinh mở trên giường ngủ. Có vẻ sẽ không ổn nếu muốn làm việc lâu dài trong trạng thái đó. Nếu thi thoảng thì không vấn đề gì cả. Thế nên tôi đã tạo ra bước chuyển lớn khi thay một chiếc giường nhỏ hơn từ 1,5m sang 1,2m để dư chỗ đặt 1 chiếc bàn to hơn cho công việc. Tôi vẫn thấy đây là đầu tư, không coi là tiêu sài khi tôi dành mỗi ngày để làm việc trên đó. 

    Tôi có dự định đầu tư gì khác cho công việc và sở thích không? Nếu bạn có thắc mắc thì tôi sẽ bật mí luôn. Đó là tôi cần đầu tư 1 chiếc micro thu âm chất lượng tốt cho việc làm podcast. Còn về video, khá lâu rồi tôi chưa có quay, nên cũng hơi "ngại" phải luyện lại khả năng thuyết trình, nói trước camera lại từ đầu. Tuy nhiên, tôi có thể sẽ cố gắng quay lại sớm nhất có thể với những đầu sách tôi đọc hay những chiêm nghiệm tôi đúc rút từ công việc hay cuộc sống thường ngày. 

    Giờ nói tiếp về thói quen ngủ muộn dậy sớm của tôi gần đây. Trong khi đang viết bài này, tôi đã có bước tiến lớn khi đi ngủ sớm được 1 hôm. Còn chuyện dậy sớm thì lý do có chút thay đổi khi tôi đã bớt bị ám ảnh và rối loạn bởi sự thôi thúc từ công việc. Gần như sáng nào, giấc ngủ trưa nào nó cũng vo ve trong đầu tôi khiến tôi không được ngon giấc và rất mệt mỏi. Tôi sẽ cố gắng ngủ sớm hơn trong thời gian tới. Có lẽ bắt đầu từ hôm nay, tôi sẽ cố ngủ trước 11h đêm. 

Thứ 2 là...

2. Lướt mạng vô nghĩa, không chủ đích

Lướt mạng vô nghĩa, không chủ đích

    Tôi biết về khái niệm làm việc có chủ đích qua cuốn sách làm ra làm, chơi ra chơi. Mọt cuốn sách của tác giả yêu thích của tôi. Tôi thường đọc lại cuốn sách này khi có thể, khi cần cả, hứng cho công việc và cuộc sống. Khi làm gì mà không có chủ đích, ta thường lang thang vô định không biết đi đường nào. Nếu đã không biết đi đường nào thì đường nào mà chẳng như nhau.

"Tớ nên đi đường nào nhỉ?
Cậu muốn đi đến đâu?
Tớ cũng không biết nữa.
Nếu không biết mình muốn đi đâu thì đi đường nào mà chẳng được."

    
    Đây là lời chú mèo đã nói với Alice khi cô đang lạc đường trong hang thỏ, không biết phải đi đâu. Cô đã hỏi chú mèo trong hang và được trả lời như vậy. Nghĩ về bản thân, tôi nhận ra, nếu mình không có mục tiêu, hướng đến trong cuộc đời thì đi đâu, ở đâu, sống thế nào mà chẳng được. Tôi đã nghĩ về cần phải có mục tiêu cho tương lai nhưng cũng bị suy nghĩ là mục tiêu khiến mình không thoải mái nữa mà sống với sự áp đặt tự thân. Nếu muốn thoải mái hay áp đặt đều là thái cực tôi không muốn nghiêng về. Tốt hơn cả là vừa có mục tiêu , vừa thoải mái tận hưởng cuộc sống.

    Tôi đã vô định, không mục đích, lãng phí hàng giờ đồng hồ lang thang trên tiktok, youtube, facebook,... chỉ để đạt được sự thoải mái nhất thời chứ không phải về lâu dài. Thật tai hại nếu tôi cứ tiếp tục lãng phí thời gian như vậy trong khi có thể dùng nó để đọc sách, viết bài, trò chuyện sâu, làm podcast, học một kỹ năng, mẹo hay cho công việc để cải thiện chất lượng công việc. Nếu viết bài là kỹ năng viết thuyết phục, mạch lạc, ngắn gọn hay tăng tốc khi viết,....Nhưng cũng không quá cầu toàn, áp đặt quá mức. Cứ vừa làm, vừa học hỏi và tận hưởng cuộc sống thôi. Biến tư duy phát triển thành tư duy chủ chốt của cách mình tư duy. Có như vậy tôi mới phát triển, tránh lãng phí thời gian và sống có mục đích hơn. Mà trước hết, tôi cần kỷ luật bản thân để giảm bớt thời gian cho những công cụ mạng xã hội không cần thiết, không phải yếu tố chủ chốt để tạo nên thành công cho công việc của tôi. Mà đáng ra nên sử dụng thời gian đó hiệu quả hơn. Chẳng hạn như cập nhật một số bài viết cũ hay làm ảnh cho các bài viết mới tốt hơn. 

Sang cái số 3, đó là...

3, Đứng dậy khỏi máy tính khi kết thúc phiên làm việc sáng và chiều muộn
Đứng dậy khỏi máy tính khi kết thúc phiên làm việc sáng và chiều đúng giờ

    Dù giờ tôi đã chuyển sang tự làm thuê cho bản thân nhưng tôi càng phải khắt khe hơn với công việc và thời gian hiệu quả cho công việc của chính mình. Khi mà thu nhập của tôi hoàn toàn phụ thuộc vào giá trị thật mà tôi cung cấp cho thế giới hay chất lượng sản phẩm tôi tạo ra, so sánh với mối tương quan với môi trường kinh tế tôi đang tham gia. Nếu tôi mà còn ì ra đấy, không chịu học hỏi, nỗ lực, làm tốt hơn và tốt nhất có thể mỗi ngày thì tôi đã tự loại mình ra khỏi cuộc chơi rồi.

    Tôi cũng nhận ra khi vừa là nhân viên, vừa là ông chủ thì tôi hoàn toàn hiểu rõ từng li từng tí về việc mình làm, thứ mình nghĩ,...mình càng có khả năng nhận ra mình cần phải chỉnh đốn lại bản thân ở đâu. Tuy nhiên, vì ông chủ và nhân viên là một thành ra cũng rất dễ bị dụ dỗ bởi chính mình khi giấc ngủ êm ái vẫy gọi, mấy lời ngon ngọt kiểu như thôi làm thế thôi, phải nghỉ ngơi chứ! Hay làm thế được rồi, nốt cho xong,... giờ tôi cũng đang thắc mắc là với một sản phẩm tệ hại như vậy dù là bài viết hay video mà công bố ra cho thế giới thì liệu họ có muốn mua/ có muốn thưởng thức/ có thấy nó thuyết phục hay hữu ích? Hay chi mình đơn phương khoái thú thích thể hiện kỹ năng viết đỉnh cao, edit ngầu với toàn hiệu ứng đủ loại mà không nghĩ gì đến người xem. Liệu họ có muốn nghe, muốn xem... có cảm thấy điều mình cũng cấp là giá trị đối với họ hay không?

    Bỏ nay suy nghĩ làm cho xong, cho hết nhiệm vụ. Vậy thì ai mà muốn đọc/nghe/ xem.
Và để kết thúc phiên làm việc đúng giờ mà vẫn đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc, tôi cần làm việc hiệu quả hơn và quả lý thời gian của mình tốt hơn nữa, biết nói không khi cần. Và khi đang làm việc thì không để thứ khác chen vào.

Thói quen cuối

5. Thiếu nhẫn nại
Nhẫn nại

    Tôi thường thiếu nhẫn nại. Như cứ thấy thông báo trên mạng xã hội là không chờ được mà phải xem, phải phản hồi lại ngay. Thực gia, tôi nên từ từ, không cần vội như thế. 
    
    Tôi thường thiếu nhẫn nại khi đọc sách. Đọc được một tí, được nửa cuốn là lại ngưng, chuyển sang cuốn khác. Tôi cần kiên nhẫn hơn để hoàn thành cuốn sách trước khi chuyển sang cuốn mới. Nhẫn nại cũng cần được áp dụng trong mối quan hệ với mọi người, không thể cứ nôn nóng, vội vàng được. 

Tạm thời vậy đã, có gì tôi sẽ cập nhật thêm sau. Bye!

TN
10:12 P..M, 1/4/25
----------

Chú thích: 

(1) Là một nhà triết học và bác học người Hy Lạp cổ điển. Ông là một trong những môn sinh ưu tú của triết gia Platon. (Dẫn từ gvi.wikipedia.org/wiki/Aristoteles)

(2) Trong truyện tranh Naruto, Tsukuyomi là một trong những ảo thuật mạnh nhất của thế giới ninja, được thi triển bởi người sở hữu đôi mắt Mangekyou Sharingan, tộc Uchiha. 

(3) Elon Musk, vị tỷ phú người Mỹ với tham vọng đưa con người lên sao hỏa. Công ty SpaceX của ông không ngừng nghiên cứu và phát triển công nghệ mới nhằm thực hiện sứ mệnh này.

(4) Giấc ngủ bình thường có 2 chu kỳ là NREM (Non Rapid Eye Movement: giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh) và REM (Rapid eye movement: giấc ngủ có chuyển động mắt nhanh). Trong đó, chu kỳ NREM chia thành 4 giai đoạn. Chu kỳ REM xen kẽ giữa các giai đoạn của NREM. (Tham khảo nguồn: 4 giai đoạn của giấc ngủ

(5) Cuộc phiêu lưu của Alice vào Xứ Sở Thần Tiên (tiếng Anh: Alice's Adventures in Wonderland) là cuốn tiểu thuyết dành cho thiếu nhi của tác giả người Anh Charles Lutwidge Dodgson dưới bút danh Lewis Carroll viết năm 1865. (xem thêm: wikipedia)

---------

If you have any request to cooperate, please send me at: person.inspirational@gmail.com. Thanks!

       ·   Youtube channel: Books And Me

*If you want to re-up or share my post, please read carefully copyright and collaboration!

Bài viết có thể bạn quan tâm:

0 Comments